Được xếp trong danh sách những loại gỗ quý hiếm tại Việt Nam. Gỗ gụ và những ứng dụng trong thi công nội thất đã mang đến những hiệu quả cao về kinh tế. Vậy gỗ gụ là gì? Đặc điểm và ứng dụng của loại gỗ này như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Gỗ gụ và ứng dụng trong thi công nội thất
Gỗ gụ là gì?
Gỗ gụ hay còn gọi là gụ lau có chiều cao trung bình từ 25 – 30m, thân gỗ có đường kính từ 0,6 – 1,2 m. Cây sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những khu rừng nhiệt đới có độ ẩm cao. Ví dụ như Campuchia, Lào, … Tại Việt Nam gỗ gụ xuất hiện ở một số rừng tại các tỉnh như Quảng Ninh, Ngệ An, Hà Tĩnh….Đây là một trong những loại gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao và được xếp vào nhóm 1.
Cách nhận biết gỗ gụ đơn giản bằng mắt thường:
Gỗ gụ sở hữu những nét đặc trưng như: khi nhìn vào mặt cắt sẽ thấy màu vàng nhạt hoặc vàng trắng, khi ngâm vào nước làm nước đổi thành màu vàng nhạt như màu trà, hương thơm của gỗ rất nhẹ nhàng. Vân gỗ mịn có màu vàng trắng và không liền đoạn bởi một số điểm vân có màu đen ngắn. Thành phẩm gỗ khi đánh bóng bằng vecni sẽ lên màu nâu đỏ đậm đặc trưng giúp bạn có thể dễ dàng phân biệt với các loại gỗ khác.
Gỗ gụ và những ứng dụng của nó:
Ứng dụng trong ngành nội thất
Nội thất gỗ gụ vốn nổi tiếng là mang vẻ đẹp sang trọng thể hiện đẳng cấp của người chơi. Một phần do gỗ gụ có bề mặt mịn, màu sắc đẹp, tươi sáng, kết cấu gỗ đồng nhất cứng cáp nên có thể chế tác được thành nhiều kiểu dáng khác nhau. Từ những món đồ nội thất cần nhiều đường nét chạm trổ phức tạp như bàn ghế, sập, tủ đặt phòng khách, tủ bếp… đến những tác phẩm nghệ thuật như bình phong, tượng trang trí… Phần khác do độ bền của gỗ tính năng chịu nhiệt tốt, ít cong vênh, mối mọt chính là vật liệu tuyệt vời để sản xuất ra những chiếc tủ bếp cho gia đình được nhiều khách hàng ưa chuộng và tin dùng.
Dưới đây là một số hình ảnh tủ bếp làm từ gỗ gụ để bạn có thể tham khảo:
Lưu ý khi sử dụng gỗ gụ làm nội thất: màu sắc của gỗ gụ vốn đã đẹp tự nhiên nên bạn không cần tác động quá nhiều về màu sắc như đánh sơn, vecni… bởi điều này có thể làm biến chất, cũng như hương thơm của gỗ. Giữ được màu sắc, hương thơm tự nhiên vốn có mới thể hiện người sành chơi loại gỗ này
Gỗ gụ nguyên liệu chính trong ngành công nghiệp đóng tàu:
Ngoài những đặc điểm có độ cứng tốt, ít cong vênh, mối mọt gỗ gụ còn được liệt vào danh sách một trong những loại gỗ ít bị ăn mòn, không bị oxi hóa. Chính vì thế, loại gỗ này có thể chịu được thời tiết khắc nhiệt ngay cả ở những vùng gần biển, sông nước đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất thích hợp sử dụng để đóng tàu.
Giá 1m3 gỗ gụ là bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều nhà cung cấp gỗ gụ ta. Tùy thuộc vào nhà cung cấp, độ tuổi, chất lượng gỗ mà có những mức giá khác nhau và bạn khó có thể tính toán chính xác được giá thô của 1m3 gỗ. Theo khảo sát giá trung bình của một 1m3 gỗ gụ dao động trong khoảng 2 – 10 triệu đồng
Thông thường một nội thất chế tác từ gỗ gụ có giá dao động vào khoảng vài triệu đến vài chục thậm chí hàng trăm triệu đồng trên một sản phẩm tùy thuộc vào kích thước cũng như chi tiết trong chế tác. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm mức giá của một sản phẩm tủ bếp bằng gỗ gụ tại Siêu thị tủ bếp tubeptot.com để có cái nhìn thực tế hơn về giá của loại gỗ này.
Trên đây là khái niệm, cách phân biệt cũng như những ứng dụng của gỗ gụ. Bạn muốn Tìm hiểu về gỗ gụ cũng như sở hữu những món đồ nội thất đẹp từ loại gỗ tự nhiên tuyệt vời này hãy liên hệ trực tiếp 012 7300 8300 để được tư vấn miễn phí nhé!
Hình ảnh gỗ gụ trong Thi Công Tủ Bếp Gỗ
Dưới đây là một số hình ảnh mẫu tủ bếp gỗ gụ trong thi công tủ bếp mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn tham khảo. Được tuyển chọn từ Chất liệu gỗ tự nhiên tốt thuộc danh sách gỗ tốt nhất Việt Nam. Tủ bếp gỗ gụ đã được nhiều người lựa chọn thiết kế và thi công tủ bếp cho nhà mình. Giờ hãy chiêm ngưỡng hình ảnh tủ bếp gỗ gụ ngay dưới đây nhé!