Tủ bếp gia đình trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Việt Nam thường khiến khách hàng lo lắng về mối mọt. Vậy làm sao để khắc phục được vấn đề này?
1. Mối mọt xông tủ bếp do đâu?
Nhiều gia đình Việt hiện vẫn đang ưa dùng tủ bếp với chất liệu truyền thống là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp, tuy nhiên với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam, gỗ lại không thể chống chọi lại, thường bị ẩm mốc, chịu nước kém và chính là môi trường lý tưởng cho các loại mối mọt sinh sống.
Tủ bếp được trang bị trong không gian thường xuyên được sử dụng để nấu ăn nên nguy cơ ẩm mốc lại càng lớn. Khi công việc nội trợ diễn ra, từ việc chế biến thực phẩm cho tới khi nấu nướng, hơi nước bốc lên và ngưng tụ lại trên tủ bếp phía trên, nước cũng dễ dàng rơi rớt ra bề mặt tủ bếp. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho tủ bếp trở thành một môi trường lý tưởng cho mối mọt xâm nhập.
2. Tủ bếp loại nào chống mối mọt
Nỗi lo về tủ bếp bị mối xông sẽ không còn đối với người sử dụng khi bạn chọn tủ bếp chất liệu PVC cao cấp, loại vật liệu này phù hợp với rất nhiều không gian bếp từ phong cách trẻ trung, hiện đại cho tới cổ điển. Loại vật liệu này không chỉ chống lại được mối mọt, PVC còn thách thức cả khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng của nước ta mà không hề bị co ngót, cong vênh do trời hanh khô, nồm ẩm gây ra hiện tượng giãn nở. Hoặc chọn loại tủ bằng inox, nhôm cũng là một trong những loại tủ bếp có thể chống lại được mối mọt.
Loại tủ PVC cũng sẽ giúp việc lau chùi dọn rửa vệ sinh trở nên dễ dàng hơn khi được phủ lên bề mặt những loại vật liệu trơn láng, chỉ cần một chiếc giẻ lau mềm và lau chùi nhẹ nhàng, tủ bếp của gia đình bạn cũng đã sáng bóng trở lại.
Nếu bạn vẫn yêu thích và trung thành với Tủ Bếp Gỗ và muốn tủ bếp của mình không bị mối mọt làm hại, hãy đảm bảo môi trường lắp đặt có điều kiện:
– Hãy đảm bảo không gian bếp luôn khô thoáng, sau khi sử dụng phải lau chùi cẩn thận tránh bị ẩm.
– Nhà bạn chưa từng có hiện tượng bị mối mọt xâm hại.
3. Cách nhận biết tủ bếp bị mối xông
Để sớm phát hiện và tiêu diệt mối, bảo vệ cho tủ bếp cũng như các thiết bị nội thất bằng gỗ trong gia đình, bạn có thể nhận biết chúng qua các đặc điểm:
– Thấy có những hạt nhỏ như cát đùn ra ngoài.
– Thấy các đường đất cát chạy trên vách tường bên trong tủ bếp.
– Thấy một vài vị trí màu sơn PU tủ bếp bị đổi màu (VD: từ màu đỏ tươi chuyển sang màu tái đen…).
4. Cách xử lý diệt mối mọt cho tủ bếp khi phát hiện có mối?
Các bà nội trợ thường muốn nhanh chóng tiêu diệt mối mọt sau khi phát hiện ra chúng bằng một số cách như: Đổ nước sôi, dầu luyn, dầu hỏa vào tổ mối, phun xịt hóa chất trực tiếp vào vị trí mối bằng thuốc xịt côn trùng thông thường sẵn có, hoặc cạo bỏ đường mối, đốt bỏ đồ dùng bị mối…
Tuy nhiên, các phương pháp này mang lại hiệu quả không cao, chưa thể diệt mối tận gốc, chỉ diệt được các đơn vị mối thợ ở bên ngoài tổ mà không thể diệt được mối chúa nằm ẩn sâu bên trong – mối chúa mới là cơ quan đầu não, cơ quan sinh sản quan trọng nhất của tập đoàn mối.
Chính vì tâm lý chủ quan cho rằng mối chết nhiều thì tức là mối đã hết hoặc các chị em cứ mặc định khi nào chúng lên thì lại diệt tiếp khiến cho đồ dùng trong gia đình dần dần bị hỏng hóc. Mối là loài vật có tính cộng đồng cao, chúng cũng rất nhạy cảm với các tác động của con người. Vì thế điều bạn làm sẽ khiến chúng chuyển sang hoạt động ngầm, ẩn sâu bên trong nhiều hơn và điều này làm chúng ta càng khó phát hiện chúng hơn. Đến khi phát hiện ra thì mối đã ăn xong gần như toàn bộ tủ bếp của bạn.
5. Phương pháp kiểm soát mối tủ bếp:
Khi phát hiện ra tổ mối đang hoành hành tại tủ bếp hay bất kỳ vị trí tủ nào trong gia đình, hãy giữ nguyên hiện trạng đó, không tự ý dùng các cách truyền thống để tiêu diệt chúng. Bạn có thể liên hệ tới các trung tâm chuyên diệt mối mọt để có thể diệt được tận gốc tổ mối, tránh trường hợp không những không diệt hết được mối trong tủ bếp mà còn làm cho mối chạy sang các khu vực khác gây khó khăn trong quá trình kiểm soát.