Phòng bếp gia đình có trẻ nhỏ cần phải lưu ý gì để giữ an toàn cho chúng bạn đã biết hết chưa? Hãy cùng xem những lưu ý quan trọng đó là gì nhé.
Thiết kế phòng bếp gia đình tính an toàn là điều cần thiết đầu tiên phải nghĩ tới đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ thì điều đó lại càng phải chú ý tới nhiều hơn. Bạn đã thực hiện đúng và đủ những lưu ý để giữ cho phòng bếp nhà mình an toàn với trẻ chưa? Nếu chưa thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem những lưu ý quan trọng mà bạn cần phải nhớ là gì nhé.
1. Dành một ngăn kéo để cất riêng bộ đồ ăn của trẻ
Dành 1 ngăn kéo để đựng riêng bộ đồ ăn của trẻ sẽ giúp trẻ tự lập hơn, khi thiết kế riêng một ngăn này trong tủ bếp, bạn sẽ không để lẫn những thứ đồ có thể gây nguy hiểm cho trẻ như dao dĩa. Việc này vừa để trẻ yêu thích với việc tự lấy đồ dùng mỗi bữa cơm và dạy trẻ cách tự lập nhé.
2. Đặt bếp nấu xa tầm với của trẻ
Tủ bếp gia đình khi thiết kế sẽ bao gồm tủ bếp trên và tủ bếp dưới, trong đó tủ bếp dưới sẽ gồm nhiều thiết bị bếp hơn chẳng hạn như bếp nấu, lò vi sóng…Bếp nấu tuyệt đối phải được đặt cách xa tầm với của trẻ nhỏ. Bởi có thể khi nấu nướng, bếp vẫn còn nóng nếu vô tình trẻ chạm phải thì sẽ thật nguy hiểm.
Theo chiều cao trung bình của người trưởng thành, mặt bàn bếp dưới nên thiết kế với chiều cao từ 82-85cm so với sàn nhà vừa đảm bảo an toàn cho trẻ cũng như thuận tiện cho mọi công việc nhà bếp của gia đình bạn. Nếu chiều cao của những thành viên trong gia đình bạn có chiều cao khác với chiều cao trung bình thì hãy thiết kế tủ bếp theo cách mặt bàn tủ bếp dưới thấp hơn khuỷu tay người đứng bếp từ 5-10cm nhé.
3. Để cốc uống nước trong tầm với
Việc để cốc uống nước trong tầm với của trẻ nhỏ vừa giúp trẻ nhỏ có thể tự lập, tự lấy nước uống mà không cần phải nhờ tới sự trợ giúp của người lớn. Ngoài ra, điều này cũng an toàn hơn với trẻ nhỏ khi mà trẻ nhỏ muốn uống nước mà không nhờ được người lớn thì cũng không gặp phải những trường hợp nguy hiểm.
4. Để riêng giỏ đồ ăn vặt
Nếu bạn muốn cho trẻ ăn vặt thì nên để giỏ đồ ăn vặt riêng một góc để trẻ có thể tự lấy ăn được mỗi lúc đói bụng để trẻ không phải tìm kiếm ở những nơi khác vừa khiến trẻ có thể gặp những nguy hiểm.
5. Hạ thấp vòi nước rửa tay
Đối với trẻ nhỏ, chuyện nghịch ngợm và hay lấm lem những vết bẩn là điều bình thường và bạn cần tập cho trẻ thói quen sau khi chơi cần phải rửa tay sạch hơn bằng cách thiết kế vòi nước ở nơi mà trẻ có thể với tay tới. Chẳng hạn như một chiếc vòi nước gắn tường gần tại khu bếp chẳng hạn.
6. Rèn thói quen gọn gàng
Rèn cho trẻ thói quen gọn gàng là một trong những cách để trẻ sớm tự lập và làm những việc nhỏ nhặt, chẳng hạn bạn có thể để trẻ tập rửa những chiếc bát của mình vừa ăn xong, dù việc rửa bát của các bé có thể sẽ không sạch và bạn phải rửa lại những việc làm này sẽ khiến cho các bé sớm tự lập và tập được thói quen gọn gàng.