Để Tủ bếp đẹp luôn ngăn nắp, khoa học tinh tươm không phải là chuyện dễ dàng. Với những cách sắp xếp tủ bếp gọn gàng dưới đây sẽ biến điều đó trở nên đơn giản hơn đồng thời sẽ giúp việc giữ vệ sinh khu vực nấu nướng luôn sạch sẽ, ấm cúng.
Tủ bếp gia đình rộng rãi, thoải mái chỗ để đồ dùng và làm cho bạn không phải bận tâm là ước ao của các bà nội trợ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để làm như vậy, thời gian cho việc nấu nướng, chăm sóc con cái đã khiến cho các mẹ không đủ sức để thực hiện kỹ việc lau dọn Tủ bếp nhỏ xinh của mình. Dưới đây là một vài “Bí quyết vàng” sắp xếp tủ bếp gọn gàng và khoa học nhất mà bạn có thể áp dụng ngay, hãy tham khảo nhé!
Loại bỏ đồ cũ, hết hạn
Trước tiên, bạn hãy vứt bỏ hết những đồ vật, thực phẩm đã quá hạn sử dụng. Kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm dự trữ, phân loại những đồ thường sử dụng và dài hạn với những cái sắp hết hạn, đã bật nắp, mất nhãn hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Bạn có thể cho đi, đem tặng lại những đồ dùng không còn sử dụng nữa.
Lau rửa sạch
Khi đã lấy hết mọi thứ ra khỏi tủ bếp, bạn có thể nhanh chóng lau rửa, thấm khô tủ, các chai, lọ, hộp chứa thực phẩm bằng khăn sạch. Đặc biệt chú ý đến các chai dầu, syrup, dấm…thường bị bám dính vết bẩn bên ngoài.
Chia ngăn tủ bếp
Tủ bếp nên được chia nhỏ thành những khu vực chuyên biệt như: ngăn để bát đũa, ngăn để đồ khô, ngăn để gia vị lỏng, ngăn để tạp phẩm… để khi cần bạn không mất quá nhiều thời gian tìm kiếm, lau dọn.
Giỏ, hộp và thậm chí cả khuôn nướng lớn đều khá hữu ích, giúp bạn giữ căn bếp khỏi hỗn độn. Ví dụ bạn có thể sắp xếp những dụng cụ làm bánh nhỏ, dễ bị rơi, lẫn vào khuôn nướng bánh mì, để sẵn một góc để bạn dễ lấy ra bất kỳ khi nào cần.
Giữ hành, tỏi khô trong giỏ hay hộp riêng, đặt nơi khô, thoáng và dễ lấy hàng ngày.
Sắp xếp ngăn nguyên liệu theo tần suất sử dụng
Hãy nhớ tới quy trình bạn nấu nướng, và đặt những nguyên liệu hay dùng trong tầm với như dầu ăn, dấm, muối, đường. Ngược lại sắp xếp những đồ ít dùng lên cao hoặc sau cánh tủ.
Một số thực phẩm có thể giữ trong tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng như bột, hạt, bột gia vị, ngũ cốc như mầm lúa mì, bột lanh… Ngoài ra, lập một danh sách mua sắm nguyên liệu sẽ giúp bạn quản lý nguyên liệu tồn trữ dễ dàng hơn.
Bảo quản thực phẩm bằng lọ/hũ thuỷ tinh
Hãy chuyển tất cả đồ khô vào các hũ, lọ thuỷ tinh bạn có sẵn. Túi nhựa hay hộp các tông thật sự không hiệu quả và có thể tiềm ẩn nhiều vi khuẩn cũng như ẩm mốc. Trong khi đó, hũ thuỷ tinh vừa giúp trữ đồ khô sạch vừa giúp bạn tìm lấy dễ dàng trong nháy mắt.
Tối đa công năng sử dụng
Bất cứ không gian nào trong bếp cũng có thể sử dụng ngay cả những khu vực khó dùng nhất. Ví dụ có thể tận dụng khoảng không gian dưới bồn rửa hoặc trên Tủ bếp hiện đại để đặt các thùng/hộp kín. Với những không gian sâu như trên lò nướng hay tủ lạnh, các giá/kệ thích hợp để trữ bát, đĩa, khay nướng bánh quy, thớt hoặc dụng cụ nướng bỏ lò.
Tạo khoảng xanh
Nếu có thể, bạn hãy thiết kế một khoảng xanh nhỏ trong căn bếp bằng cách gieo trồng những cây gia vị, rau thơm, rau mầm…Một không gian xanh tươi tuy nhỏ nhưng có lợi ích không ngờ, làm tăng cảm hứng vào bếp nấu, nướng hay đơn giản là tự pha 1 ly cocktail cùng cỏ cây có sẵn trong bếp cũng thật tuyệt phải không?
Dán nhãn khi cần
Nếu bạn đang dự trữ hàng loạt loại bột khác nhau như bột mì đa dụng, bột nguyên cám, bột ngô, bột gạo nếp, bột gạo tẻ, bột gluten-free… hay đường, các hạt làm bánh thì việc cần làm ngay là dán nhãn cho từng hộp đựng riêng kèm theo hạn sử dụng. Ngăn tủ nguyên liệu của bạn chắc chắn sẽ gọn gàng, dễ tìm và sáng sủa hơn rất nhiều so với việc chồng chất các túi nhỏ hay hộp không nhãn.
Bếp ăn luôn là nơi cần được thu xếp thật gọn gàng sạch sẽ. Đối với những gian bếp có diện tích nhỏ hẹp điều này càng quan trọng. Vì vậy, hãy ghi nhớ Cách sắp xếp tủ bếp gọn gàng, ngăn nắp trên đây mà Siêu thị tủ bếp đã cung cấp nhé!